Ô nhiễm ánh sáng là gì? Nguyên nhân, tác hại và hướng khắc phục

Chắc hẳn ai trong chúng ta đều nghe đến ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí và biết được hậu quả của nó đối với đời sống con người. Thế nhưng, bạn đã bao giờ nghe đến ô nhiễm ánh sáng là gì chưa? Nguyên nhân gây ô nhiễm ánh sáng cũng như hậu quả của nó như thế nào? Hãy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết ngay dưới đây.

Ô nhiễm ánh sáng là gì?

Ô nhiễm ánh sáng là việc chiếu sáng quá mức bằng ánh sáng nhân tạo gây khó chịu cho con người. Theo Hiệp hội bầu trời đêm quốc tế (IDA), bất kỳ một tác động bất lợi nào của ánh sáng nhân tạo bao gồm cả ánh sáng trên bầu trời, ánh sáng chói, xâm nhập ánh sáng, giảm tầm nhìn vào ban đêm, và lãng phí năng lượng đều là ô nhiễm ánh sáng.

Có thể hiểu đơn giản hơn là việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức mà không đúng mục đích, đặc biệt khi về đêm được gọi là ô nhiễm ánh sáng. Ví dụ như những phương tiện giao thông dùng ánh sáng trắng, có nguồn sáng quá chói gây cản trở việc tham gia giao thông. 

O-nhiem-anh-sang-la-gi
Ô nhiễm ánh sáng là gì?

Nguyên nhân gây ô nhiễm ánh sáng là gì?

Một nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm ánh sáng là hệ quả đến từ việc hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế,… Bởi việc phát triển về đời sống vật chất làm tăng nhu cầu sử dụng ánh sáng lên quá mức.

Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm ánh sáng được phát sinh trong quá trình sinh hoạt, hoạt động kinh tế hằng ngày của con người. Có thể kể đến một số nguyên nhân ô nhiễm ánh sáng như: 

  • Không tắt các thiết bị chiếu sáng như đèn, bóng điện khi không sử dụng.
  • Sử dụng quá nhiều thiết bị chiếu sáng trong cùng một khu vực.
  • Lựa chọn các thiết bị chiếu sáng không phù hợp khiến cho ánh sáng không thể chiếu đến những nơi hoặc vị trí cần chiếu.
  • Sử dụng phương tiện giao thông có cường độ chiếu sáng quá cao
  • Lắp đặt thiết bị chiếu sáng có công suất quá lớn so với diện tích không gian.
  • Bật đèn điện với cường độ sáng cao cả ban ngày và ban đêm.
nguyen-nhan-o-nhiem-anh-sang
Nguyên nhân ô nhiễm ánh sáng là gì?

Phân loại ô nhiễm ánh sáng

Phan-loai-o-nhiem-anh-sang
Phân loại ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng được chia thành 5 loại dưới đây:

Xâm nhập ánh sáng

Đây là sự xâm nhập của những ánh sáng vào nơi ở của người khác mà người đó không mong muốn. Phổ biến nhất là khi có một ánh sáng mạnh chiếu từ bên ngoài vào cửa sổ nhà người khác.

Chiếu sáng quá mức

Chiếu sáng quá mức là việc sử dụng nhiều ánh sáng quá mức cần thiết, nhưng không vì mục đích gì cả. 

Ánh sáng chói

Ánh sáng chói xảy ra khi có sự đối lập của vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn. Ánh sáng này có thể phân thành nhiều loại, điển hình nhất là đèn pha từ các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy chiếu vào. 

Ánh sáng lộn xộn

Ánh sáng lộn xộn là nhiều luồng sáng quá mức chiếu cùng lúc, gây ra lộn xộn, làm mất tập trung và có thể gây ra tai nạn. Đặc biệt loại này thường xảy ra trên đường phố mà ở đó có hệ thống thiết kế đèn yếu kém hoặc có quá nhiều đèn quảng cáo. 

Ánh sáng chiếm dụng bầu trời 

Đây được coi là các quầng sáng, vùng sáng trong bầu trời đêm tại nơi có người sinh sống.

>>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường

Tác hại ô nhiễm ánh sáng là gì?

Ô nhiễm ánh sáng đã gây ra những tác động xấu đến sức khỏe, nền kinh tế – xã hội và làm phá vỡ hệ sinh thái. Dưới đây là những tác hại có thể kể đến:

Ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe và tâm lý của con người

Theo nhiều nhà nghiên cứu, ô nhiễm ánh sáng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người như đau đầu, mệt mỏi, trầm cảm, căng thẳng. 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã cảnh báo về nguy cơ gây ra các bệnh ung thư với tỉ lệ cao, có thể kể đến như ung thư: Ruột kết, trực tràng, vú và tuyến tiền liệt. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên làm việc vào ban đêm.

Tac-hai-o-nhiem-anh-sang-la-gi
Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng sức khỏe con người

Nền kinh tế xã hội bị tác động

Các nhà nghiên cứu đã tính toán, việc chiếu sáng chiếm tới ¼  năng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới. Trong đó, có khoảng 50% – 90% là các nguồn ánh sáng không cần thiết từ các tòa nhà.

Đặc biệt, những ánh sáng chói là một nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, những ánh sáng này khiến cho việc lái xe không an toàn, dễ gây tai nạn giao thông. Ở người cao tuổi, ánh sáng này còn gây mất độ tương phản, mất tầm nhìn vào ban đêm.

Ngoài ra, ô nhiễm ánh sáng cũng khiến cho việc quan sát thiên văn bị hạn chế. Tại các đô thị, khu vực dân cư tập trung đông đúc và nhiều tòa nhà cao tầng, người dân hầu như không thể quan sát những ngôi sao trên bầu trời đêm, ngoại trừ mặt trăng và những ngôi sao ở gần trái đất.

Phá vỡ hệ sinh thái

Ánh sáng vào ban đêm có thể có lợi, trung tính hoặc có hại tùy thuộc vào đặc điểm từng loài, tuy nhiên sự hiện diện của nó luôn làm xáo trộn hệ sinh thái. 

Các loài động vật hoang dã thường di chuyển vào ban đêm sẽ dễ bị nhầm lẫn đường đi, khó kiếm được mồi. Những loài chim di cư bị mất phương hướng, va vào các tòa nhà vì tưởng ánh sáng đèn là các vì sao.

Sự quá sáng cũng sẽ làm ức chế phát triển sinh vật phù du ăn tảo bề mặt, tảo phát triển quá mức, khiến cho loài thực vật khác bị giết chết. Những loại hoa ban đêm cũng sẽ khó có thể được thụ phấn bởi vì sâu bướm không thể phân biệt được ngày và đêm. 

Hướng khắc phục của ô nhiễm ánh sáng

Sau khi đã tìm hiểu về những tác hại của ô nhiễm ánh sáng là gì. Vậy thì, chúng ta cần biết có những cách nào để giúp làm giảm ô nhiễm ánh sáng. Và dưới đây là những cách khắc phục ô nhiễm ánh sáng có thể áp dụng như:

  • Chỉ sử dụng ánh sáng đủ với nhu cầu, hạn chế ánh sáng xanh. 
  • Tắt đèn khi không cần thiết.
  • Cải tiến công cụ chiếu sáng phù hợp với không gian.
  • Không sử dụng phương tiện giao thông có nguồn sáng quá chói
  • Bố trí, lắp đặt hệ thống chiếu sáng một cách thông minh, khoa học
  • Khai thác hợp lý nguồn sáng ngoài trời
Huong-khac-phuc-cua-o-nhiem-anh-sang
Tắt đèn khi không sử dụng

Kết luận

Trên đây là tất tần tật về ô nhiễm ánh sáng là gì, nguyên nhân, phân loại, tác hại và hướng khắc phục của ô nhiễm ánh sáng. Dự báo thời tiết hy vọng qua bài viết, chúng ta sẽ cùng chung tay làm giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng để có được môi trường sống tốt hơn.