Mục lục
Ngày nay khí thải nhà kính đang là một chủ đề nóng được cả xã hội quan tâm và nhắc đến nhiều trong cuộc sống. Vậy khí thải nhà kính là gì, nguồn gốc, tác hại của nói ảnh hưởng đến con người và môi trường ra sao? Hãy cùng Dự báo thời tiết đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây.
Khí thải nhà kính là gì?
Khí thải nhà kính (hay khí nhà kính) là những loại khí được tạo ra từ con người và các hoạt động sản xuất công nghiệp, các loại khí nhà kính này có khả năng hấp thụ các bức xạ hồng ngoại trong dải bước sóng của Trái Đất. Và sau khi bề mặt Trái Đất được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời thì các khí này sẽ phản xạ, rồi phân tán nhiệt làm nhiệt độ của Trái Đất tăng lên cao và gây ra hiệu ứng nhà kính. Khí thải nhà kính chủ yếu là các loại khí như khí carbon dioxide (CO2), methane (CH4), và oxit nitơ (N2O).
Nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính là gì?
Hiện nay nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính là rất nhiều, nhưng nhìn chung thì được chia làm 4 nguyên nhân chính gây ra khí thải nhà kính là gì? Gồm các ngành nghề như năng lượng, quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU), nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU) và Chất thải.
Ngành công nghiệp năng lượng
Nguyên nhân chính gây khí thải nhà kính là gì? Đó là từ nguồn năng lượng do trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch đã thải ra môi trường một lượng lớn khí thải, trong đó các nhà máy điện và các nhà máy lọc dầu đã chiếm 70% tổng lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường. Các loại khí thải được thải ra từ nguồn năng lượng gồm 95% là khí CO2 và 5% còn lại là các khí CH4, NO.
Ngành công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU)
Phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm này chủ yếu là phát thải trong các quy trình xử lý công nghiệp, xử lý nguyên liệu về mặt hóa học và vật lý. Trong quá trình xử lý, có nhiều loại khí thải nhà kính được các nhà máy tạo ra và thải ra môi trường như CO2, CH4, N2O, HFCs và PFCs.
>>>Bài viết liên quan: Khí thải công nghiệp là gì? Nguyên nhân, tác hại của khí thải công nghiệp?
Lâm nghiệp, nông nghiệp và sử dụng đất (AFOLU)
Nguyên nhân tiếp theo gây ra khí thải nhà kính là đến từ nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất đã tạo ra các khí thải như CH4, N2O từ việc chăn nuôi, trồng lúa, sử dụng đất nông nghiệp và đốt nhiên liệu trong sản xuất nông nghiệp,… Trong đó lượng khí thải của lĩnh vực AFOLU chiếm đến 30% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
Chất thải
Các khí thải được thải ra từ việc đốt chất thải, chôn lấp chất thải rắn, xử lý sinh học chất thải rắn,… đã tạo ra một lượng lớn khí thải nhà kính như CO2, CH4 và N2O gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường.
Tình trạng khí thải nhà kính ở Việt Nam
Kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển các ngành như công nghiệp và nông nghiệp đều tăng trưởng và chuyển mình từ năm 2001 đến nay. Cùng với sự phát triển của kinh tế thì lượng khí nhà kính của nước ta cũng ngày càng tăng lên đáng kể.
Đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng như các ngành sản xuất điện, công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó, việc đốt cháy nhiên liệu chiếm tới 85% tổng lượng khí thải được thải ra.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thì lượng khí được thải ra trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 40% tổng lượng thải khí nhà kính của cả nước. Còn lượng khí thải trong lĩnh vực chất thải của Việt Nam cũng ngày càng tăng, trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam có tới 15 triệu tấn chất thải rắn được thải ra từ các nguồn khác nhau tại các đô thị và thị xã.
Những tác động của khí thải nhà kính là gì?
Những tác động của khí thải nhà kính là gì? Với lượng khí nhà kính ngày càng tăng lên đã tạo ra những biến đổi về khí hậu khiến cho nhiệt độ trung bình của Trái Đất cũng tăng lên và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như.
- Thứ nhất là làm băng tan chảy dần ở 2 cực của Trái Đất, khí nhà kính tăng cao sẽ làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên cao và làm tan những tảng băng ở hai cực, khiến mực nước biển tăng cao tương lai khi mực nước biển dâng sẽ nhấn chìm những vùng đất ven biển, vùng đất thấp.
- Thứ hai, khí thải nhà kính tăng cao làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên, gây ra hạn hán nắng nóng kéo dài. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân, số người chết tăng cao và tình trạng di dân cao vì thời tiết nóng và khắc nghiệt.
- Thứ ba, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các lục địa bị sa mạc hóa, nhiệt độ tăng cao làm đất đai khô cằn, thiếu nước trồng trọt nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.
4 biện pháp kiểm soát khí thải nhà kính
Những tác động của khí thải nhà kính gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường và con người. Chính vì thế cần có những biện pháp hạn chế, khắc phục hiện tượng này như.
Trồng cây xanh
Một trong những công việc đơn giản, dễ làm nhưng mang lại vô hiệu quả cao và được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Bởi vì trong quá trình quang hợp cây xanh sẽ hấp thụ CO2 và thải ra Oxi làm cải thiện chất lượng không khí.
Tiết kiệm điện
Vì điện được sản xuất từ việc đốt cháy nguyên liệu thô và nguyên liệu hóa thạch, các loại nguyên liệu này khi đốt cháy sẽ tạo ra một lượng lớn khí thải CO2 và thải ra môi trường. Làm ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
Sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường
Khi sử dụng các phương tiện như ô tô, xe máy… thì trong quá trình sử dụng các loại phương tiện này thì một lượng lớn khí CO2 được thải vào môi trường và gây ô nhiễm môi trường. Vì thế nếu có thể thì chúng ta cần tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp hoặc đi bộ sẽ là những cách làm giảm khí thải nhà kính hiệu quả nhất.
Truyền thông bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường để mỗi người dân đều biết được khí thải nhà kính là gì? Và những tác hại của nó, từ đó mọi người sẽ có ý thức bảo vệ môi trường hơn bằng những hành động nhỏ như tiết kiệm điện, không xả khí thải bừa bãi…
Kết luận
Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết trên, Dự báo thời tiết đã giúp bạn biết được khí thải nhà kính là gì? Và những nguy hại của nó đối với đời sống của con người. Ô nhiễm môi trường do khí thải nhà kính đang là vấn đề cấp bách trên toàn cầu trong đó có cả Việt Nam.Vì vậy, từ hôm nay mỗi chúng ta hãy có ý thức để giữ cho trái đất luôn xanh, sạch cũng như góp phần giảm phát thải các loại khí gây hại.