Nhà máy thủy điện Lai Châu – Công trình trọng điểm Quốc Gia

Nhà máy thủy điện Lai Châu là công trình thuỷ điện được xây dựng trên bậc thang cao nhất của dòng chính sông Đà ở nước ta. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu chi tiết về công trình thuỷ điện quan trọng này.

Giới thiệu công trình Thủy điện Lai Châu

Thủy điện Lai Châu tên gọi khác là Thủy điện Nậm Nhùn, được khởi công xây dựng đầu năm 2011 và khánh thành vào cuối năm 2016. Công trình này được hoàn thành sớm hơn 1 năm so với chỉ tiêu quốc hội đề ra và là một trong những công trình trọng điểm của Việt Nam. 

Thủy điện Lai Châu được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng sông Đà tại Việt Nam, bậc trên của Thủy điện Sơn La. Đây là công trình thủy điện lớn thứ ba của Việt Nam, chỉ sau Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình.

Công trình thủy điện này có tổng mức đầu tư ước tính hơn 35.700 tỷ đồng. Mỗi năm, nhà máy có thể cung cấp lên lưới điện quốc gia lên tới 4.670,8 triệu kWh.

thuy-dien-Lai-Chau
Thủy điện Lai Châu

Ai đã xây dựng Thủy điện Lai Châu

Tập đoàn điện lực EVN, dưới sự phân công của chính phủ Việt Nam, là chủ đầu tư của dự án xây dựng công trình này. Tập đoàn đã lập chi phí đền bù, di dân tái định cư của công trình này theo cơ chế của thủy điện Sơn La.

UBND tỉnh Lai Châu được giao làm chủ đầu tư của dự án bồi thường di dân, tái định cư cho 1.331 hộ / 5.867 người bị ảnh hưởng trực tiếp trong địa bàn 8 xã và 1 thị trấn và 617 hộ / 3.873 người bị ảnh hưởng gián tiếp thuộc địa bàn của 3 xã.

Tổ hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình chính sẽ là Tập đoàn Sông Đà, Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng, Công ty Lắp máy Việt Nam, Công ty xây dựng Trường Sơn.

Đơn vị tư vấn giám sát có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tiến độ công trình là Phòng chuẩn bị sản xuất của Công ty thủy điện Sơn La.

Xay-dung-thuy-dien-Lai-Chau
Quá trình xây dựng thủy điện

Cấu trúc của Thủy điện Lai Châu

Nhà máy có thiết kế như sau: 

  • Mực nước dâng khi bình thường: 295m
  • Mực nước chết: 265m
  • Các máy được lắp với công suất máy là 1200 MW với 3 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 400 MW.
  • Lưu lượng của 1 cửa xả mặt trên vào khoảng 400m3/1S.
Rotor-to-may
Lắp đặt Rotor tổ máy

Tiềm năng phát triển của Thủy điện Lai Châu

Khi triển khai dự án xây dựng, Lai Châu là tỉnh khó khăn nhất, quy mô kinh tế nhỏ, phần lớn là sống nhờ tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hóa nhỏ, ngân sách thu quá nhỏ. 

Địa hình Lai Châu dốc, phân cắt khá phức tạp, đất đai rộng nhưng thiếu đất sản xuất, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm… 

Tuy nhiên, với diện tích lưu vực lớn và lượng mưa hằng năm cao, mạng lưới sông, suối khá dày, độ dốc lớn. Ngoài ra, hệ thống chính trị từ các cấp chính quyền cho đến người dân đều nỗ lực để đưa tỉnh ngày càng khởi sắc. Giúp quá trình xây dựng có thể diễn ra thuận lợi hơn

Lai Châu có nhiều chính sách khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần đầu tư làm thủy điện. Đặc biệt, tỉnh đã tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư làm tốt công tác di dân tái định cư để người dân tới nơi ở mới có đời sống tốt hơn.

Có thể thấy rằng, Lai Châu rất có tiềm năng để phát triển thủy điện. Và những điều này đã giúp cho nhà máy Thủy điện Lai Châu có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển mạnh mẽ hơn. 

>>>Tham khảo thêm: Tìm hiểu về thủy điện Đa Nhim. Lịch sử và chức năng của Đa Nhim

Dia-hinh-thuy-dien-Lai-Chau
Địa hình nhà máy thủy điện

Vai trò, và ý nghĩa Thủy điện Lai Châu

Công trình thủy điện này có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của ngành điện lực, và có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Lai Châu, vừa góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng tại vùng Tây Bắc

Người dân ở địa phương của Lai Châu được cải thiện về đời sống vật chất cho người lao động thông qua các công tác di dân, tái định cư gắn với việc quy hoạch phát triển khu vực cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

tai-dinh-cu-thuy-dien-Lai-Chau
Người dân Lai Châu có cuộc sống ổn định nhờ tái định cư

Hoạt động của thủy điện còn điều tiết dòng chảy của sông, ngăn chặn và làm giảm lũ cho hạ du trong mùa mưa. Nước trong đập có thể cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu trong mùa khô.

Với vị trí nằm ở vùng giáp biên giới, núi rừng hiểm trở nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh. Thủy điện Lai Châu rất dễ trở thành mục tiêu phá hoại của các thế lực chống phá nhà nước, tội phạm hình sự, … Nếu có bất cứ một nguy cơ nào xảy ra đều có thể gây mất an ninh và an toàn cho công trình.

Quan trọng nhất là khi xảy ra sự cố với đập hồ chứa nước Lai Châu, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình thủy điện nằm ở bậc dưới sông Đà và các vùng dân cư ở hạ du.

Kết luận

Thủy điện Lai Châu là công trình thủy điện lớn thứ ba ở Việt Nam, do chủ đầu tư là Tập đoàn điện lực EVN xây dựng, mang đến nhiều tác động tích cực đến đời sống và môi trường tỉnh Lai Châu. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về công trình này, và đừng quên theo dõi Dự báo thời tiết để biết thêm những thông tin bổ ích nhé!