Mục lục
Phát triển công nghiệp là nền móng trụ cột cho phát triển kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, song hành với quá trình công nghiệp hóa thì lượng khí thải công nghiệp thải ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Vậy khí thải công nghiệp là gì? Nó được phát sinh từ đâu và tác hại như thế nào? Trong bài viết này hãy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu tổng quan về khí thải công nghiệp nhé!
Khí thải công nghiệp là gì?
Khí thải công nghiệp là những chất thải ở dạng khí và bụi được hình thành và thải ra trong quá trình sản xuất của các nhà máy, nhà xưởng sản xuất công nghiệp hoặc các dịch vụ liên quan đến công nghiệp.
Thành phần chính của khí thải công nghiệp thường là các chất khí độc hại như CO2, CO, NOX, H2S và SO2…Chúng có thể chứa các chất gây mùi khó chịu độc hại và có màu sắc tùy thuộc vào quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp. Khí thải công nghiệp đa phần rất độc hại và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài.
Khí thải công nghiệp phát sinh từ đâu?
“Những nguồn phát sinh khí thải công nghiệp bắt đầu từ đâu?” Đầy chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm. Phần lớn tất cả các ngành công nghiệp đều phát sinh khí thải, tùy thuộc vào ngành công nghiệp và quá trình sản xuất và mức độ xả khí thải công nghiệp cũng khác nhau. Các ngành sản xuất được liệt kê dưới đây là những nhóm ngành có mức độ khí thải công nghiệp lớn nhất, cụ thể:
Khí thải công nghiệp từ ngành điện
Theo thống kê số liệu của của Bộ Công thương, các nhà máy nhiệt điện sẽ đốt than và thải ra các khí thải độc hại như: CO2, SO2, Nox… Tính riêng các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc thì mỗi năm các nhà máy nhiệt điện tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn than và lượng khí thải từ nhà máy nhiệt điện tạo ra là khoảng 20.000 tấn khí SO2, 8.000 tấn khí NOx (oxit nitơ), 4 triệu tấn khí CO2 (Cacbonic) và khoảng 5.000 tấn bụi.
Ngành khai thác than
Là ngành khai thác đặc thù, quá trình khai thác và chế biến than đá tạo ra lượng lớn bụi TSP, PM10 và nhiều loại khí thải độc hại như CO, CO2, SO2.
Ngành luyện kim
Đây là ngành thải ra môi trường một lượng khí thải công nghiệp tương đối lớn. Theo thống kê ước tính, muốn sản xuất 1 tấn thép thì lượng khí thải từ nhà máy là khoảng 10.000 m3 khí thải, 100kg bụi và rất nhiều các chất ô nhiễm như axit, kiềm, các nguyên tố hợp kim…Gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Ngành sản xuất gốm sứ, gạch
Ngành sản xuất gốm sứ, gạch cũng là ngành có lượng lớn khí thải công nghiệp thải ra môi trường lớn. Trong quá trình các nhà máy nung gạch, gốm, sứ thì trong các lò đốt đã thải ra rất nhiều các chất khí độc hại và trong đó nhiều nhất là khí CO2 và khí CO gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
Một số tác hại chính của khí thải công nghiệp gây ra
Khi được thải ra môi trường, khí thải từ các nhà máy có thể gây nên nhiều nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Tác hại đến môi trường
Khí thải công nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra các trận mưa axit từ lượng lớn khí thải từ các nhà máy thải ra môi trường. Khi khí thải từ nhà máy thải ra bay lên gặp độ ẩm có trong không khí tạo thành kết tủa axit. Từ đó hình thành nên các trận mưa axit làm tàn phá môi trường tự nhiên và hệ sinh thái. Mưa axit là cho các ao hồ, mất cân bằng độ pH làm tác động xấu đến môi trường nước ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước.
Ngoài ra mưa axit còn gây ra sự chết cháy của các cánh rừng và ảnh hưởng đến mùa màng thu hoạch của con người.
Khí thải công nghiệp còn góp phần làm hiện tượng hiệu ứng nhà kính xuất hiện, thủng tầng ozon… Làm cho Trái Đất ngày càng nóng lên, biến đổi khí hậu xảy ra, nhiều cơn bão được hình thành làm ảnh hưởng xấu đến khí hậu.
Tác hại đến con người
Đối với con người, khi tiếp xúc trong thời gian dài với khí thải công nghiệp có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp hay thậm chí là ung thư phổi (hoặc ung thư bộ phận khác).
Trong trường hợp tiếp xúc thường xuyên với khí thải công nghiệp ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính. Thì có thể gây nhiễm độc mãn tính nó làm suy nhược, rối loạn hệ thần kinh.
Ngoài ra chất ô nhiễm trong khí thải từ các nhà máy còn gây kích thích cho đường hô hấp, gây nên các bệnh về mắt. Khí thải công nghiệp nó còn có thể làm cho tình trạng nặng trạng hiện có như hen suyễn và viêm phế quản.
>>>Tham khảo: Hiệu ứng nhà kính là gì? 5 nhóm khí gây ra hiệu ứng nhà kính
Các biện pháp xử lý khí thải công nghiệp hiện nay
Khí thải công nghiệp nó là một hệ quả phát sinh trong quá trình sản xuất mà chúng ta không thể nào chấm dứt hoàn toàn được nó, nhưng vẫn có nhiều biện pháp khắc phục và xử lý để có thể giảm thiểu được lượng khí thải. Và dưới đây là các biện pháp xử lý thải công nghiệp được áp dụng nhiều nhất ở thời điểm hiện tại :
Thay thế các dây chuyền, máy móc cũ
Các nhà máy nên thanh lý và thay thế dây chuyền, máy móc và công nghệ sản xuất cũ kỹ lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, bằng các dây chuyền hiện, máy móc đại thân thiện với môi trường có mức xả thải thấp hơn.
Áp dụng các phương pháp sản xuất mới, hiện đại
Sử dụng các phương pháp sản xuất mới và hiện đại bằng cách áp dụng các khoa học công nghệ tiến bộ vào trong quá trình sản xuất để có thể thân thiện với môi trường hơn, giảm lượng khí thải, cải thiện môi trường. Một số công nghệ sản xuất mới hiện đại và thân thiện với môi trường như:
- Làm sạch không khí bằng cây xanh và vi khuẩn
- Khai thác năng lượng từ biển
- Sử dụng năng lượng mặt trời
- Biến rác thải thành dầu
- Giấy báo tái sử dụng
Sử dụng các nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường
Ưu tiên sử dụng các nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường hơn như CNG, LPG, LNG… để thay thế cho các nhiên liệu đốt truyền thống như xăng, dầu mazut, dầu diesel, than đá.
Biện pháp thay thế nhiên liệu đốt là một trong những biện pháp đang được rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng và đã đạt được nhiều hiệu quả tốt. Trong đó gồm khí thiên nhiên nén – CNG, khí thiên nhiên hóa lỏng – LNG và LPG.. Đây các loại nhiên liệu sạch được sử dụng nhiều trong quá trình sản xuất không chỉ mang lại hiệu suất năng lượng cao mà còn giúp làm giảm một lượng khí thải công nghiệp trong quá trình sản xuất.
Khi sử dụng nhiên liệu LNG và LPG trong sản xuất thì lượng khí thải ra sẽ ít hơn khoảng 20% khí CO₂, 30% khí NOx và đến 70% khí SOx so với các nhiên liệu hóa thạch truyền thống như xăng, dầu mazut, dầu diesel, than đá.
Ngoài ra các nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường này lại có giá thành thấp hơn so với các loại nhiên liệu truyền thống giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào.
Ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp đang là vấn đề cấp bách trên toàn cầu trong đó có cả Việt Nam. Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết này, Dự báo thời tiết đã giúp bạn biết được khí thải công nghiệp là gì và những nguy hại của nó đối với đời sống của con người.