Tại sao có cầu vồng? Những ý nghĩa của màu sắc cầu vồng

Cầu vồng với nhiều màu sắc rực rỡ tuyệt đẹp, chúng ta thường thấy chúng sau những cơn mưa. Vậy tại sao có cầu vồng? Những ý nghĩa của cầu vồng là gì cũng như các hiện tượng cầu vồng đặc biệt. Hãy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu những thông tin này nhé!

Cầu vồng là gì?

Cầu vồng (còn gọi là quang phổ hay mống) là hiện tượng tán sắc ánh sáng của Mặt trời khi bị khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng trên thực tế có rất nhiều màu sắc khác nhau, trong đó có 7 màu chủ yếu và nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Cầu vồng là gì?
Cầu vồng là gì?

Tại sao có cầu vồng?

Tại sao có cầu vồng? Thực tế thì cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là kết quả của hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Cầu vồng là hình ảnh phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời qua những giọt nước có trong không khí.

Cầu vồng là kết quả do hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Ánh sáng Mặt Trời là một tổ hợp các màu sắc hòa trộn với nhau và khi chúng hòa trộn lại sẽ tạo ra màu trắng, điều này khiến mắt chúng ta không thể nhìn ra các màu sắc của Mặt Trời. Để có thể quan sát được màu sắc của ánh sáng Mặt Trời, chúng ta sẽ phải chiếu nó qua một lăng kính thủy tinh, khi đó các tia sáng bị bẻ cong (hay còn gọi là khúc xạ) để tạo thành quang phổ (một dải màu sắc liên tục). Tuy nhiên độ bị bẻ cong của các màu sắc là khác nhau, các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó lần lượt đến các tia sáng màu cam, vàng, lục, lam và cuối cùng là tia màu tím sẽ bị bẻ cong nhiều nhất. Hiện tượng xuất hiện cầu vồng cũng tương tự như thí nghiệm ta vừa nêu.

Tại sao có cầu vồng? Hiện tượng khúc xạ ánh sáng tạo ra cầu vồng.
Tại sao có cầu vồng? Hiện tượng khúc xạ ánh sáng tạo ra cầu vồng.

Những hiện tượng đặc biệt của cầu vồng

Cầu vồng đôi

Tại sao có cầu vồng đôi, cầu vồng đôi là gì? Hiện tượng kỳ thú này là khi chúng ta thấy cầu vồng xuất hiện cùng với một cầu vồng khác đi đôi với cầu vồng chính. Tuy nhiên cầu vồng đi cùng sẽ có màu sắc bị đảo ngược từ trong ra ngoài (tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ) so với cầu vồng chính. Và màu sắc của cầu vồng thứ hai bị mờ nhạt hơn so với cầu vồng gốc.

Hiện tượng này rất ít khi xảy ra trong tự nhiên. Đây là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng nên khiến chúng ta thấy được các màu sắc ánh sáng ở góc 52°  so với ánh Mặt Trời. Ở góc 52° ta có thể thấy hiện tượng khúc xạ ánh sáng bên trong các giọt nước trước khi ánh sáng bị tán sắc ra bên ngoài. Đây chính là lý do mà cầu vồng phụ có màu sắc đảo ngược và mờ nhạt hơn so với cầu vồng chính.

Cầu vồng đôi tuyệt đẹp
Cầu vồng đôi tuyệt đẹp

Cầu vồng xuất hiện ban đêm

Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm ( còn gọi là cầu vồng mặt trăng, tên tiếng Anh là moonbow). Vậy tại sao có cầu vồng xuất hiện ban đêm? Hiện tượng cầu vồng đặc biệt này xuất hiện khi mặt trăng ở vị trí rất thấp (ở góc chưa tới 42°) và mặt trăng lúc này phải tròn hoặc gần tròn. 

Cầu vồng ban đêm chỉ diễn ra vào những ngày rằm bởi vì khi đó ánh sáng mặt trăng mới đủ độ sáng. Tuy nhiên, cầu vồng vào ban đêm sẽ khó quan sát hơn nhiều so với cầu vồng lúc trời sáng bởi điều kiện ánh sáng lúc này rất yếu.

Khi quan sát bằng mắt thường chúng ta chỉ có thể thấy cầu vồng mặt trăng có duy nhất một màu trắng. Nhưng khi chúng ta sử dụng máy ảnh thì có thể quan sát được đầy đủ các màu sắc mà cầu vồng này có.

Một số nơi trên thế giới có thể thấy được hiện tượng vô cùng đặc biệt này là: Vườn quốc gia Yosemite ở California và các hòn đảo nhiệt đới tại vùng Caribbean…

Cầu vồng xuất hiện ban đêm (cầu vồng mặt trăng)
Cầu vồng xuất hiện ban đêm (cầu vồng mặt trăng)

Cầu vồng ở thác nước

Tại sao có cầu vồng ở thác nước mà không cần phải đợi đến khi trời mưa hay rằm như các loại cầu vồng đã nêu? Khi chúng ta đi đến những nơi có các thác nước lớn trên Trái Đất, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng cầu vồng ở đấy.

Hiện tượng này xảy ra khi các thác nước đổ nước xuống với khối lượng nước rất lớn. Những tia nước hoặc hơi nước bắn lên từ thác sẽ gặp sự phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời rồi tạo nên cầu vồng. Chính vì thế, bạn có thể thấy được vẻ đẹp tuyệt mỹ của cầu vồng một cách cận cảnh ngay tại thác nước.

Cầu vồng đẹp tuyệt mỹ tại thác nước
Cầu vồng đẹp tuyệt mỹ tại thác nước

Cầu vồng lửa

Khi được nghe đến cái tên cầu vồng lửa, chúng ta sẽ cảm thấy nó rất lạ, rất đặc biệt và hùng vĩ. Nguyên nhân do đâu, lý do tại sao có cầu vồng lửa sẽ là các câu hỏi mà chúng ta muốn được giải đáp. Cầu vồng lửa ( tên tiếng Anh là Circumhorizontal arc) là khoảng hào quang với nhiều màu sắc xuất hiện ngang trên bầu trời. Cầu vồng lửa chỉ xuất hiện trong những đám mây ti và tại một số vĩ độ nhất định trên Trái Đất. Chúng được hình thành khi Mặt Trời đạt độ cao ít nhất 58° so với đường chân trời. Nhờ có những tinh thể băng nhỏ li ti trên trời khi đi qua ánh sáng thì chúng bị tán sắc. Các đường tán sắc này sẽ song song với mặt đất, các đám mây ti có rất nhiều hình dạng nhưng khi chúng ở dạng mảnh thì giống như những ngọn lửa nên người ta gọi là cầu vồng lửa.

Cầu vồng lửa rực rỡ vắt ngang bầu trời
Cầu vồng lửa rực rỡ vắt ngang bầu trời

Ý nghĩa của những màu sắc của cầu vồng?

  1. Đỏ – Đây là màu đầu tiên của cầu vồng tính từ trên xuống. Màu đỏ là màu biểu thị cho niềm đam mê, sức sống mãnh liệt, sự nhiệt tình và mạnh mẽ. Đây chính là ánh sáng có bước sóng dài nhất.
  2. Cam – Ánh sáng hoặc màu này là sự kết hợp của màu vàng cùng với màu đỏ. Đó là một màu sắc tượng trưng cho sự năng động và đại diện cho sự sáng tạo, vui tươi, thực tế, cũng như cân bằng hoặc kiểm soát.
  3. Vàng – Đây là màu sắc của ánh nắng mặt trời. Màu vàng đại diện cho sự rõ ràng của suy nghĩ, trật tự, trí tuệ và năng lượng.
  4. Lục – Đây là một màu trung gian của cầu vồng, màu lục là màu biểu thị cho khả năng sinh sản, tăng trưởng, sức khỏe, cân bằng và sự giàu có…
  5. Lam – Màu lam là màu thứ năm của cầu vồng. Các đại dương rộng lớn và bầu trời của Trái Đất chúng ta có màu này. Màu lam cũng là màu sắc có liên quan đến tâm linh và thần thánh.
  6. Chàm – Màu chàm tượng trưng cho sự bình yên, tinh tế, nó thường được sử dụng trong những kiểu trang phục cổ xưa hoặc trang phục của vùng núi rừng. Màu chàm cũng là sắc màu đại diện cho nội lực và trực giác. Những ai yêu thích sự tĩnh lặng thì màu chàm sẽ giúp họ bình tâm và nhìn thấu đáo mọi việc.
  7. Tím – Đây chính là màu cuối cùng của cầu vồng. Màu tím là màu của sự pha trộn giữa hai màu đỏ và xanh. Sắc tím được coi là yếu tố cao nhất của tâm linh, tượng trưng cho sự ma mị, huyền bí. Ngoài ra, màu tím còn đại diện cho sự quyền lực và kiêu hãnh. Ở nhiều nước phương Tây đã sử dụng màu tím vào các loại trang sức, trang phục hay vương miện. Bởi sắc tím thể hiện, toát lên sự quý phái, sang trọng.

Trên đây, là những thông tin thú vị về cầu vồng mà Dự báo thời tiết đã tìm hiểu và sàng lọc kỹ càng, hy vọng bài biết sẽ giúp độc giả biết được nguyên nhân tại sao có cầu vồng, những hiện tượng kỳ thú đặc biệt cùng những ý nghĩa về màu sắc của cầu vồng.